Từ trình duyệt, người dùng có thể truy cập vào hệ thống chatbot mới theo địa chỉ sau: https://bot.bizfly.vn
Sau khi đăng nhập tài khoản xong, màn hình mặc định sẽ hiển thị như sau:
Màn hình mặc định sẽ hiển thị danh sách tất cả các bot có trong dự án.
Từ menu phía bên trái người dùng có thế:
Truy cập Livechat
Xem báo cáo- thống kê
Xem dung lượng quota gói chatbot đã sử dụng/tổng dung lượng
Người dùng cũng có thể tìm nhanh bot bằng cách sử dụng bộ lọc nhanh và box tìm kiếm từ góc phải của màn hình mặc định:
Đối với mỗi con bot, người dùng có thể:
Tạo bản sao: Tạo 1 bot mới có nội dung y hệt bot đã chọn
Chỉnh sửa thông tin: Đổi tên hoặc chỉnh sửa mô tả bot
Xóa bot: Xóa bỏ bot đồng thời gỡ kết nối
Từ màn hình mặc định, người dùng tạo bot theo các bước sau đây:
Bước 1. Bấm vào phần Tạo bot mới
Bước 2. Chọn nền tảng bot muốn sử dụng và bấm vào button "Bước tiếp theo"
Bước 3: Chọn kiểu bot
Người dùng có thể chọn tạo bot từ bot mẫu hoặc bot trống mặc định
Bước 4. Nhập thông tin cho bot và bấm nút "Hoàn thành"
Sau khi bấm Hoàn thành từ bước tạo bot, màn hình hiển thị như sau:
Để chọn được Fanpage kết nối, người dùng bấm Đăng nhập và cấp quyền cho ứng dụng Bizfly Chat:
Chọn những fanpage người dùng muốn app Bizfly Chat truy cập và bấm nút Tiếp:
Bấm nút Xong để hoàn tất quá trình cấp quyền
Bấm nút Kết nối trang để kết nối Fanpage với bot:
Sau khi bấm Hoàn thành từ bước tạo bot, màn hình hiển thị như sau:
Chọn OA muốn kết nối với bot:
Tích Đồng ý và bấm nút Cho phép:
Sau khi kết nối thành công, màn hình hiển thị như sau:
Sau khi bấm Hoàn thành từ bước tạo bot, màn hình hiển thị như sau:
Để kết nối được bot của Telegram với Chatbot Bizfly người dùng cần có mã Access Token từ Telegram. Chi tiết kết nối theo các bước như sau:
Tại ứng dụng Telegram:
Bước 1: Người dùng tìm kiếm bot chủ có tên "Botfather"
Bước 2: Bấm nút Start
Bước 3: Tạo bot
Sau khi bấm nút Start, Telegram sẽ hiển thị một loạt các câu lệnh để có thể tạo được bot.
Để tạo bot, người dùng nhập vào cú pháp /newbot, sau đó nhập tên bot và username của bot như hình dưới đây:
Sau khi tạo bot thành công, có 2 thông tin người dùng cần ghi nhớ như sau:
Tại hệ thống Bizfly Chatbot:
Bước 1: Tạo bot kiểu Telegram và bấm nút "Bước tiếp theo"
Bước 2: Nhập tên bot và bấm nút "Hoàn thành"
Bước 3: Nhập access token có được sau khi tạo bot telegram và bấm nút "Kết nối Telegram"
Kết nối thành công, màn hình mặc định sẽ hiển thị như sau:
Từ đây người dùng có thể tạo các form kịch bản cho bot Telegram.
Dùng thử bot Telegram vừa tạo như sau:
Bước 1: Tìm tên bot vừa tạo trên nền tảng telegram hoặc bấm trực tiếp vào link bot: t.me/chatbizflybot
Bước 2: Bấm vào nút "Start"
Lưu ý: Để kết nối được nền tảng Lazada với bot, người dùng cần có tài khoản shop bán hàng trên hệ thống Lazada từ trước đó. Tham khảo tạo tài khoản Lazada shop tại link sau: https://www.lazada.vn/sell-on-lazada-register-now?spm=a2o4n.home.header.d2.44bb3bdc9a5W8D
Sau khi bấm Hoàn thành từ bước tạo bot (tương tác như tạo bot Facebook), màn hình hiển thị như sau:
Người dùng cần Chọn ngôn ngữ Vietnam và điền vào thông tin đăng nhập tài khoản shop của mình và bấm nút Submit
Màn hình hiển thị kết nối thành công như sau:
Sau bước này người dùng có thể sử dụng Livechat để chăm sóc khách hàng đến từ nguồn này.
+ Chuẩn bị kết nối
Để kết nối được Instagram với bot, người dùng cần kết có tài khoản Instagran Bussiness kết nối với page Facebook.
Các bước chuyển tài khoản Instagram thường sang Instagram Bussiness xem tại đây. Nếu người dùng chọn kết nối tài khoản Instagram business kết nối với page Facebook thì có thể tiến hành kết nối với chatbot ngay.
Nếu người dùng chưa thực hiện kết nối ở bước chuyển tài khoản Instagram thì có thể kết nối từ trang quản trị page của FB theo hướng dẫn tại đây
+ Tiến hành kết nối
Bước 1: Chọn kiểu bot Instagram và bấm Bước tiếp theo
Bước 2: Nhập tên bot và bấm Hoàn thành
Bước 3: Đăng nhập tài khoản FB đã kết nối với Instagram business
Bấm vào Chỉnh sửa cài đặt để kiểm tra xem đã chọn các trang Instagram business chưa :
Lưu ý: Bước này nếu người dùng có nhiều tài khoản Instagram có thể chọn cùng lúc, để Facebook tiến hành cấp full quyền cho user đang đăng nhập.
Chọn các fanpage đã kết nối với các tài khoản Instagram business:
Bấm kết nối để hoàn thành thao tác:
Giao diện kết nối thành công:
Chuyển sang Livechat, người dùng có thể tiến hành gửi/nhận tin nhắn, chăm sóc khách hàng.
Để thuận tiện trong việc quản lý kịch bản, ở phiên bản mới của chatbot người dùng có thể tạo mới kịch bản từ những kho sau:
-- Kịch bản chào
-- Kịch bản mặc định
-- Kho kịch bản
Trong đó, Kho kịch bản là nơi người dùng có thể tạo nhiều nhóm kịch bản khác nhau. Những kịch bản này có thể được sử dụng chung cho tất cả các mục chọn kịch bản như: Kịch bản chào, kịch bản mặc định, từ khóa, gửi hẹn giờ...
Số lượng kho kịch bản và số lượng kịch bản trong mỗi kho là không giới hạn
Các phần sử dụng kịch bản: Từ khóa, Kịch bản hẹn giờ, Gửi hàng loạt, Menu chính: sẽ không tạo mới được kịch bản mà chỉ chọn được các kịch bản đã Xuất bản (khái niệm này sẽ giải thích phía dưới) từ 3 kho kể trên
Chức năng của các form kịch bản vẫn được giữ nguyên tại phiên bản mới, hệ thống chỉ update lại giao diện của mỗi form. Đồng thời số lượng các form của mỗi kiểu bot sẽ được thống nhất lại như sau:
Bot Facebook: Text/menu, Ảnh, Card, Dynamic, Delay, Hỏi đáp, Hẹn giờ, Danh sách Users, Trả lời nhanh
Bot Zalo: Text, Ảnh, Card Zalo, Dynamic, Hỏi đáp, List Zalo
Bot website: Text/menu, Ảnh, Card, Dynamic, Delay, Hỏi đáp, Hẹn giờ, Danh sách Users, Xác thực email/sđt, Xác thực otp, Trả lời nhanh
Tùy kiểu bot mà số lượng chức năng và số lượng form cấu hình kịch bản sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Luồng sử dụng kịch bản sẽ được dùng chung cho cả 3 kiểu bot.
Màn hình mặc định khi truy cập chatbot sẽ hiển thị như sau:
Người dùng click vào Kịch bản chào màn hình mặc định sẽ hiển thị như sau:
Để kịch bản hiển thị trên fanpage, người dùng có thể thao tác theo các bước sau đây:
--B1. Từ màn hình mặc định khi truy cập chatbot, bấm vào Kịch bản chào
--B2. Chọn form kịch bản và nhập nội dung cho form đó
--B3. Bấm Lưu nháp nếu chưa muốn chạy kịch bản đó trên fanpage
--B4. Bấm Áp dụng nếu muốn hiển thị kịch bản đó trên fanpage
Lưu nháp: Giúp người dùng lưu lại tạm thời nội dung kịch bản khi chưa muốn hiển thị lên fanpage
Xem trước: Xem trước nội dung kịch bản vừa tạo (chỉ áp dụng với bot FB)
Áp dụng: Toàn bộ kịch bản trong bot sẽ được xuất bản, và khi tương tác với fanpage, những kịch bản nào được chọn sẽ hiển thị
Link kịch bản đã xuất bản: Là link m.me dẫn người dùng chat thẳng với fanpage (chỉ áp dụng với bot FB)
Tạo bản sao: Cho phép người dùng copy kịch bản sang vùng khác của bot hoặc những bot khác cùng loại
3.3.4. Đối với mỗi form kịch bản, người dùng có thể:
-- Di chuyển vị trí của kịch bản
-- Hiển thị file JSON (chỉ áp dụng với bot FB)
-- Sao chép form và nội dung của form đó
-- Ẩn/hiện form
Sau khi kết nối fanpage với bot, người dùng có thể thiết lập menu chính để hiển thị trên fanpage.
-- Giao diện mặc định menu chính
-- Để tắt/bật menu chính trên fanpage, người dùng bấm vào phần Kích hoạt facebook như hình dưới:
-- Áp dụng menu
Để những menu vừa tạo và những thay đổi về mặt sắp xếp menu được hiển thị lên fanpage người dùng cần bấm vào nút Áp dụng như hình dưới đây:
-- Thay đổi vị trí của các nút
b1. Bấm vào mục Thay đổi thứ tự ở trên cùng của menu
b2. Kéo để thay đổi vị trí các nút đang hiển thị trong popup => bấm Áp dụng
Chức năng cho phép người dùng thu thập thông tin có sẵn của khách hàng và hiển thị trên form Google Sheet
Cách tạo form Google Sheet
Bước 1: Click vào form Google Sheet
Bước 2: Thiết lập form Google Sheet theo các thông tin dưới đây:
Chọn tài khoản google: người dùng mới cần kết nối tài khoản google với form google sheet.
Chọn Googlesheet: những trường hợp sử dụng lần đầu, chưa có sheet nào được tạo trước đó, nên sẽ không có danh sách google sheet.
Chọn trường hiển thị: trường hợp chọn sheet có sẵn thì trường hiển thị mặc định là các trường đã có sẵn trong sheet đó.
Bước 3: Click Lưu và Áp dụng. Sheet đã tạo không được sửa, thêm mới, xoá trường hiển thị.
Sử dụng form Google Sheet
Sau khi hoàn thành form Google Sheet, người dùng có thể thông qua form Hỏi đáp, Webform (tuỳ mục đích sử dụng) để thu thập thông tin khách hàng. Khi khách hàng tương tác với những kịch bản có chứa form Google sheet vừa được tạo, các thông tin tương ứng của khách hàng sẽ tự động được fill vào sheet đó.
Bước 1: Thiết lập form Hỏi đáp, lưu câu trả lời của khách hàng vào trường tuỳ chỉnh
Bước 2: Thiết lập form google sheet, các trường hiển thị là trường tuỳ chỉnh đã lưu câu trả lời khách hàng.
Bước 1: Thiết lập Webform, lưu câu trả lời của khách hàng vào trường tuỳ chỉnh
Bước 2: Thiết lập form google sheet sao cho form google sheet được gọi sau khi khách hàng đã hoàn thành webform
Bước 1: Người dùng thu thập những thông tin của khách hàng được ghi nhận thông qua livechat như tên khách hàng, sđt, email, ...
Bước 2: Thiết lập google sheet sao cho khách hàng tương tác với kịch bản có chứa form Google sheet vừa được tạo
Sau khi khách hàng tương tác những kịch bản có chứa form Google sheet vừa được tạo, các thông tin tương ứng của khách hàng sẽ tự động được fill vào Sheet đó
Kết quả của thiết lập
Với form Action người dùng có thể:
Gắn tag: Tự động gắn tag cho khách hàng khi tương tác với nút hoặc kịch bản đó
Bỏ tag: Tự động bỏ tag khỏi khách hàng khi tương tác với nút hoặc kịch bản đó
Nhúng kịch bản: Tự động gắn luồng kịch bản hẹn giờ cho khách hàng khi tương tác với nút hoặc kịch bản đó
Bỏ kịch bản: Tự động gỡ luồng kịch bản hẹn giờ cho khách hàng khi tương tác với nút hoặc kịch bản đó
Form action được áp dụng khi người dùng cấu hình :
Gắn vào nút của kịch bản:
=> Giả sử, người dùng muốn khi khách hàng ấn vào 1 nút kịch bản nào đó, họ sẽ được gắn 1 tag đánh dấu hoặc gửi kèm theo 1 kịch bản. Người dùng có thể thêm action gắn tag và nhúng 1 kịch bản hẹn giờ (thời gian gửi tùy vào cài đặt của kịch bản hẹn giờ đó).
=> Và ngược lại, khi người dùng muốn bỏ tag abc ra khỏi khách hàng H, chỉ cần tạo 1 nút tùy ý, chọn bỏ tag abc và khi khách hàng tương tác với nút đó, tag abc sẽ tự động được xóa đi. Chức năng bỏ nhúng kịch bản tương tự như bỏ tag.
Gắn vào bộ từ khóa:
=> Sử dụng tương tự với khi thêm action vào nút, nhưng thay vì phải ấn vào nút thì khi khách hàng chat câu nào đó nằm trong bộ từ khóa, khách hàng đó sẽ được thêm action theo như người dùng đã setup.
Thêm vào kịch bản:
=> Khi tương tác với kịch bản có chứa form action khách hàng sẽ nhận được các action tương ứng.
a. Thêm action khi gắn vào nút kịch bản:
Bước 1. Tạo form kịch bản và tạo
Bước 2: Tại nút vừa tạo, bấm vào Thêm hành động tại mục Hành động đi kèm
Bước 3: Chọn hành động muốn gắn vào nút đó
Bước 4: Bấm Lưu
Bước 5: Bấm Áp dụng
b. Thêm action vào kịch bản:
Bước 1: Tạo 1 kịch bản
Bước 2. Chọn form Action trong phần Công cụ tạo kịch bản
Bước 3: Chọn hành động muốn gắn vào kịch bản
Bước 4: Bấm Lưu
Bước 5: Bấm Áp dụng
Lưu ý: Bỏ nhúng kịch bản chỉ áp dụng đối với những kịch bản có thời gian chờ gửi lớn. Đối với những kịch bản đã nhúng và cài đặt thời gian gửi là Gửi ngay lập tức hoặc gửi sau 1-2p sẽ không bỏ được.